Tất tần tật về tay chân miệng – Dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh Tay Chân Miệng là một chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ còn rất mỏng manh nên không thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh vẫn có thể gặp ở trẻ lớn hơn thậm chí là trẻ vị thành niên. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 12.

Bệnh Tay Chân Miệng là gì ?

 Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 5 tuổi. Tay chân miệng thường có những triệu chứng như sốt, nổi ban bọng nước, chán ăn, mệt mỏi, đau họng,… Bệnh về cơ bản không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay Chân Miệng

Nổi ban đỏ bọng nước trên da

 Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ có thể bị tay chân miệng đó là nổi ban đỏ trên da kèm theo bọng nước. Những ban đỏ này thường có kích thước nhỏ 2 – 5 mm hay nổi ở cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân, đùi, mông. Thời gian nổi ban này thường kéo dài khoảng 10 ngày nhưng trẻ không có dấu hiệu ngứa hay đau.

 

Quấy khóc, sốt cao kéo dài không hạ

 Khi bệnh Tay Chân Miệng chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao liên tục và kéo dài, thân nhiệt có thể lên tới 39 độ C và không thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt, kèm theo đó là trẻ sẽ có dấu hiệu quấy khóc liên tục không thể ngủ do các vết loét gây đau đớn cho trẻ. Lúc này, trẻ cần được uống 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen (do bác sĩ chỉ định) để hạ sốt. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng cho thấy trẻ đang bị viêm rất nghiêm trọng trong cơ thể và có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh, do đó ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ từ bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh Tay Chân Miệng

 Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây truyền từ người sang người, lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, dịch bọng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh dễ gây thành dịch

Cách chăm sóc cho trẻ bị Tay Chân Miệng

 Hiện chưa có thuốc đặc trị Tay chân miêng nên ba mẹ cần chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng để giảm bớt các triệu chứng: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, bổ sung vitamin. Duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng: ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay, nóng… Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn

Cách phòng ngừa Tay Chân Miệng

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát, phụ huynh lưu ý:

  • Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà.
  • Lau sàn bằng nước xà bông.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. 

 Để đăng ký khám và điều trị Nhi khoa tại Phòng khám đa khoa Sài Gòn – Ban Mê, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp thông qua số hotline 0262 361 5555 hoặc Fanpage Phòng khám Đa khoa Sài Gòn – Ban Mê.

Bài viết liên quan