
Hiện nay, các cha mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ để tham khảo, đánh giá sự phát triển thể trạng của con em mình và đưa ra những quyết định về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, với rất nhiều bảng chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm, từ sắc tộc, dinh dưỡng sơ sinh, đến khu vực sinh sống… đâu là tiêu chuẩn phù hợp nhất với trẻ? Phòng khám đa khoa Sài Gòn - Ban Mê, Buôn Ma Thuột giới thiệu đến các cha mẹ Bảng chuẩn Chiều cao và cân nặng của trẻ em theo WHO - thông số được hầu hết các bác sĩ nhi khoa sử dụng để tư vấn về phát triển thể chất của trẻ hiện nay. Đây là bảng chuẩn thông số từ sơ sinh đến 10 tuổi, bé trai và bé gái. Cung cấp thông tin này, Phòng khám đa khoa Sài Gòn - Ban Mê sẽ giúp các cha mẹ có cơ sở để theo dõi và đánh giá thể trạng của trẻ.
Hướng dẫn tra cứu bảng chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ
Cha mẹ tìm hàng “Tháng tuổi” của trẻ là hàng ở giữa, gióng lần lượt sang cột “chiều cao” và “cân nặng”, bé trai hướng bên trái và bé gái hướng bên phải.
Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột:
– TB: trẻ có thể trạng đạt chuẩn trung bình
– Dưới -2SD: trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thiếu cân hoặc thấp còi
– Trên +2SD: trẻ đang thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Lưu ý khi đo chiều cao cho trẻ
- Thời gian đo chiều cao cho trẻ chính xác nhất vào buổi sáng
- Đo chiều cao cho trẻ dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa
- Trước khi đo chiều cao cho trẻ, cần bỏ giày, mũ
Lưu ý khi đo cân nặng cho trẻ
- Trước khi đo cân nặng cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ đi đại hoặc tiểu tiện
- Cần trừ trọng lượng của quần áo và tã (200 – 400 gram) nếu trẻ có sử dụng
- Trong năm đầu tiên, cha mẹ nên đo cân nặng trẻ hàng tháng để theo dõi liên tục
Lời khuyên về chiều cao và cân nặng của trẻ
Các chuyên gia và các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Sài Gòn - Ban Mê, Buôn Ma Thuột khuyên rằng trẻ em, dù ở lứa tuổi nào thì chiều cao và cân nặng vẫn nên ở trong mức giới hạn, tham khảo mức trung bình và từ -2SD đến +2SD theo bảng chuẩn chiều cao và cân nặng theo WHO. Cha mẹ có thể lưu ý thêm những lời khuyên sau để theo dõi chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ:
• Bổ sung rau củ, trái cây trong khẩu phần ăn của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ ngoài ăn đủ no, đủ bữa, cần đủ các nhóm chất, đặc biệt là chất xơ. Cha mẹ nên kiên nhẫn, đưa các món rau củ, trái cây vào bữa chính và bữa phụ để trẻ tập quen dần.
• Giới hạn việc sử dụng các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính bảng… cho mục đích giải trí, tùy vào điều kiện, nhưng thời lượng này không nên quá 2 giờ/ngày . Trẻ nên đi ngủ trước 10 giờ tối để hormone phát triển chiều cao hoạt động tốt nhất.
• Gia tăng thời gian hoạt động thể chất của trẻ, ít nhất là 1 giờ/ngày. Trẻ nên thường xuyên vận động ngoài trời, tham gia các môn thể thao có tác động kéo dãn cơ thể như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà, cầu lồng, nhảy dây,...
• Hạn chế sử dụng đồ uống, đồ ăn có đường, thức ăn nhanh, nước ngọt.
• Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn chuyên môn khi có bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe của trẻ.
Khoa Nhi của PKĐK Sài Gòn – Ban Mê đồng hành cùng cha mẹ chăm sóc sức khỏe toàn diện của trẻ:
-
Đội ngũ Bác sĩ Nhi chuyên môn cao và nhiều thâm niên trong lĩnh vực Nhi khoa từ TP.Hồ Chí Minh và các bệnh viện lớn tại BMT
-
Chú trọng bảo vệ hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, hạn chế kháng sinh
-
Tư vấn và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng thể trạng của trẻ
-
Không gian khám sạch sẽ, rộng rãi cùng trang thiết bị y tế hiện đại
-
Áp dụng Bảo lãnh viện phí và BHYT
Liên hệ: 0262 361 5555/ 0964 620 623