Tiêm vắc xin cho bé mang lại những lợi ích gì?
Vắc xin là gì?
Vắc xin là chế phẩm sinh học có thành phần chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Mỗi loại kháng nguyên này sẽ tương ứng với từng loại bệnh khác nhau, chúng cho phép cơ thể nhận diện những kháng nguyên mới, từ đó thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch để tạo kháng thể phòng bệnh cho cơ thể
Lợi ích của việc tiêm vắc xin cho bé
Khi tiêm vắc xin sẽ đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất các kháng thể. Kháng thể sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau này.
Tiêm phòng giúp sức đề kháng của các bé chống lại các bệnh truyền nhiễm và các bệnh nguy hiểm. Chi phí khi tiêm phòng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế khi bé bị mắc bệnh. Vì vậy đây là biện pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất mà các cha mẹ nên làm. Để đảm bảo cho trẻ được khỏe mạnh, cha mẹ hãy đưa con nhỏ đi tiêm vắc xin cho bé đầy đủ và đúng lịch.
Những mũi tiêm được khuyến cáo trong việc phòng bệnh ở trẻ nhỏ
Dưới đây là những loại vắc xin phổ biến trong chương trình tiêm chủng cho trẻ em:
- Vắc xin 6 trong 1: giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B.
- Vắc xin phòng phế cầu khuẩn (PCV): có tác dụng phòng ngừa các loại nhiễm trung phế cầu khuẩn.
- Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus: nó giúp bé không bị nhiễm Rotavirus (nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.)
- Vắc xin phòng viêm não mô cầu: chúng có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não – màng não do vi khuẩn não mô cầu gây nên.
- Vắc xin MMR: vắc xin bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella.
Các loại vắc xin tùy chọn có công dụng bảo vệ trẻ từ các bệnh thủy đậu, bệnh lao, cúm,… đến viêm gan B, viêm não Nhật Bản,…
Lịch tiêm phòng những vắc xin khác nhau sẽ được chia theo từng độ tuổi, từng thời điểm thích hợp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi mới nhất năm 2021
Những lưu ý khi tiêm vắc xin cho bé mà bố mẹ cần biết
Trường hợp nào bé không được tiêm chủng?
Có rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng những trường hợp nào thì con mình nên ngừng tiêm chủng? Trước khi tiêm chủng, các bố mẹ sẽ được hướng dẫn đi khám sàng lọc phát hiện ra những dấu hiệu khác thường, từ đó bác sĩ sẽ đưa những chỉ định, chống chỉ định phù hợp. Ngừng tiêm chủng cho những bé gặp phải một trong những trường hợp sau đây:
- Những bé có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó như: sốt cao trên 39 độ, sốt co giật, viêm màng não, tím tái, khó thở, chướng bụng,..
- Không tiêm chủng cho những bé có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận,…
- Không tiêm các vắc xin sống với những trẻ bị suy giảm miễn dịch : bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch nặng,..
- Không tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao cho những trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm bệnh HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ bác sĩ.
- Các trường hợp chống chỉ định sử dụng vắc xin theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.
Cách chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm vắc xin cho bé
Việc chăm sóc cho bé sau khi tiêm là vô cùng quan trọng. Sau khi tiêm, các bậc cha mẹ hãy làm những việc sau đây để bé yêu được khỏe mạnh :
- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát cho bé yêu.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cấp nước nhiều cho bé, nếu trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều.
- Nếu bé bị sốt trên 39 độ, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol,.. với liều phù hợp.
- Không nên dùng tay tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm nếu không được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Không tự ý dùng các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt, giảm đau khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol.
Tiêm vắc xin cho bé ở đâu tốt, uy tín?
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các độc giả giải đáp những vấn đề liên quan đến tiêm vắc xin cho bé yêu. Để sức khỏe bé được an toàn tuyệt đối, bố mẹ nên lựa chọn địa chỉ uy tín, tham khảo ý kiến kiến bác sĩ và trao đổi rõ tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý của bé trước khi tiêm.
Trong trường hợp chưa biết nên cho bé tiêm chủng ở đâu, cha mẹ có thể đưa bé đến PKĐK Sài Gòn – Ban Mê để được tiêm phòng nhanh nhất. Phòng Tiêm chủng Sài Gòn – Ban Mê là một địa chỉ tiêm vắc xin cho bé đang được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng, lựa chọn. Ở đây mọi yêu cầu mà các bậc phụ huynh mong muốn đều sẽ được đáp ứng. Hotline tư vấn miễn phí: 02623 615 555
——————————————————————————————————————-
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN – BAN MÊ
Địa chỉ: 18A Nguyễn Tất Thành (ngay ngã tư Bà Triệu – Nguyễn Tất Thành) – TP.BMT
Email: info@sgbm.vn
Hotline: 0262 361 5555